Trẻ chỉ uống sữa nguyên chất ít bị béo phì hơn so với những trẻ uống sữa tách béo
Sữa nguyên chất giúp giảm 46% nguy cơ đái tháo đường
Thực hư chuyện "ngực to không lo thiếu sữa"?
Vì sao trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức?
Protein trong sữa có thể giúp hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Canada, trẻ uống sữa nguyên chất thường no lâu hơn, ít ăn các loại thực phẩm không lành mạnh, từ đó ít bị béo phì. Những trẻ này cũng có nồng độ vitamin D cao hơn. Do vitamin D tan trong chất béo chứ không tan trong nước, hàm lượng chất béo trong sữa càng cao, sữa càng chứa nhiều vitamin hơn.
Nồng độ vitamin D thấp có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, cảm xúc không ổn định, trầm cảm, lo lắng và yếu xương.
Sữa nguyên chất chứa nhiều vitamin D hơn sữa gầy
Cụ thể, những trẻ uống sữa nguyên chất chứa hàm lượng chất béo 3.25% có chỉ số BMI thấp hơn so 0.72 đơn vị so với những trẻ uống sữa gầy chỉ chứa 1-2% chất béo.
Theo PGS.TS Jonathon Maguire, bác sỹ nhi khoa tại Bệnh viện St Michael, Canada, nghiên cứu này cho thấy tính khoa học của các hướng dẫn dinh dưỡng về loại sữa trẻ em nên uống mỗi ngày.
Theo hướng dẫn dinh dưỡng của Mỹ và Canada, trẻ em hơn 2 tuổi nên uống 2 ly sữa ít béo 1-2% chất béo để giảm nguy cơ béo phì.
Trẻ uống sữa tách béo có xu hướng ăn vặt nhiều hơn
Tuy nhiên, theo tiến sỹ Maguire nói:"Trẻ em uống tách béo không có đủ lượng chất béo cơ thể cần, chúng cũng không được hưởng lợi ích từ vitamin D so với sữa nguyên chất.”
Mặt khác, theo thống kê, số lượng trẻ em bị béo phì đã tăng gấp 3 lần trong vòng 30 năm qua, trong khi việc tiêu thụ sữa nguyên chất đã giảm 50% so với cùng kỳ.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát đánh giá 2.745 trẻ em từ 2-6 tuổi, đo chiều cao và cân nặng của trẻ để tính chỉ số BMI và lấy mẫu máu để đánh giá nồng độ vitamin D. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition.
Bình luận của bạn